ads

Chuyển nhà giá rẻ 091 280 0011
Chuyển nhà trọn gói 096 3087 803
Chuyển văn phòng trọn gói 097 642 9669

27.3.14

11:10 AM

Các bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Do đó, luyện tập và bổ sung dinh dưỡng luôn rất quan trọng để đảm bảo Cơ xương khớp được dẻo dai.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thập niên 2012 – 2020 được xem là “Thập niên xương và khớp”. Tại nhiều bệnh viện lớn của nước ta, số bệnh nhân đến khám về Cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… ngày càng đông. Nhóm bệnh lý này cũng đang chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước phát triển và đang phát triển.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc tới các bệnh viện để khám định kỳ về bệnh lý Cơ xương khớp chưa phải là thói quen của nhiều người. Chính vì vậy, đa số các bệnh nhân đến khám khi đã có những biểu hiện rất nặng.
 
 
Nhiều triệu chứng của bệnh lý Cơ xương khớp diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên không ít người chú ý, có tâm lý chủ quan và bỏ qua. Chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề hay việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.

Các bệnh lý Cơ xương khớp có thể phòng ngừa được nếu có một chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý. Nhưng cũng có thể trở nên nặng hơn, gây đau đớn và tàn phế nếu người bệnh bỏ qua các triệu chứng và điều trị quá muộn.

PGS, TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Cơ Xương khớp, bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh Cơ xương khớp là một trong những bệnh mà mọi người rất dễ xem nhẹ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh hay những người nhiều tuổi. Mặc dù có nhiều người nhận thấy những hiện tượng như đau cột sống, đau thắt lưng và đau mỏi người… kèm với bệnh loãng xương tuy nhiên bệnh nhân vẫn chủ quan. Có nhiều trường hợp loãng xương tới xẹp đốt sống rồi mới tới bệnh viện".

Những biểu hiện đau nhức Cơ xương khớp thường biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên bệnh nhân vẫn bỏ qua mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh có khả năng để lại những di chứng hết sức nguy hiểm.

Những người bình thường nên đi khám sức khỏe định kỳ, không phải khi có bệnh mới đi khám. Bên cạnh đó, khi tới khám cần mang theo hồ sơ sức khỏe của bản thân để bác sĩ có cái nhìn tổng quát về tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến bệnh của mỗi người.

Khi đã được bác sĩ khám bệnh, người bệnh cần đảm bảo uống thuốc đúng và đầy đủ. Nếu bệnh nhân có những vấn đề về gan, thận… nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn.

Nhiều khi có những thuốc rất quan trọng như thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc thường xuyên sẽ rất tốt cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên nhiều trường hợp thấy đỡ đã bỏ thuốc, hậu quả dẫn tới bị sưng khớp và viêm khớp trở lại. Với những trường hợp này bác sĩ lại phải tiến hành điều trị lại từ đầu, như vậy sẽ rất tốn kém và bệnh tình của bệnh nhân thậm chí còn nặng hơn.

Người làm văn phòng với nguy cơ mắc bệnh Cơ xương khớp.
 
 
Đặc biệt đối với những người làm văn phòng, đi làm sớm và về muộn nên không được hấp thu ánh nắng mặt trời, do đó trong những ngày nghỉ cuối tuần nên ra ngoài để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D. Có thể mỗi buổi sáng đi làm, chị em không cần tránh nắng quá kín, như vậy cũng sẽ hấp thu đủ vitamin D cho cơ thể.

Về canxi, cần ăn uống đầy đủ canxi, nếu không uống được sữa hoặc sữa không đủ cung cấp cho nhu cầu, nhân viên văn phòng cũng có thể uống canxi bổ sung.

Người làm văn phòng thường có hiện tượng đau mỏi khớp do luôn giữ một tư thế nhất định, cơ thể cần được vận động. Không nên ngồi máy tính quá lâu, cứ 1 – 2 giờ làm việc, cần đi lại, uống nước, vận động cơ thể và thư giãn.

Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao ít nhất 3 lần/ tuần, đối với những trường hợp đặc biệt cần được tư vấn của bác sĩ về chế độ luyện tập, còn lại có thể thực hiện những bài tập tùy theo sở thích.
Nguồn:Viet  Bao .vn (Theo VTV)

0 comments:

Post a Comment