Số tiền bỏ ra ít nhưng vẫn sở hữu một chiếc điện thoại hiện đại và là hàng chính hãng 100%... là những lý do mà nhiều người tìm đến những sản phẩm second - hand.
Người
bán thì luôn tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm của mình với giá cao
nhất. Trong khi khách hàng thì muốn mua được những chiếc điện thoại tốt
với giá hợp lý. VnMedia sẽ giúp bạn định giá chính xác cho chú “dế” cưng
bằng các tiêu chí sau.
Tham khảo giá bán từ nhiều nguồn
Bước đầu tiên, bạn phải xác định giá tương đối của những chiếc điện thoại đang muốn mua. Cụ thể, bạn phải xác định xem chiếc điện thoại của mình có được nhiều người yêu thích, mong chờ hay nó đã rơi vào “dĩ vãng”.
Thí
dụ iPhone 4 hiện nay vẫn đang là một smartphone khá “hot”, do đó giá
mua vào sẽ cao hơn các điện thoại khác giá tương đương nhưng ít nổi
tiếng hơn. Nhu cầu tìm mua mặt hàng này vẫn còn khá lớn nên mặc dù là
hàng second-hand thì chiếc smartphone vẫn được bán với giá cao.
Việc tiếp theo bạn cần làm là lên các diễn đàn, các website rao vặt chuyên về mua bán để tham khảo giá của những chiếc điện thoại cũ. Điều này sẽ giúp bạn định giá được chính xác nhất và cũng đưa ra giá giúp bán được nhanh nhất có thể. Cũng cần lưu ý bạn đọc là chỉ nên tham khảo giá bán tại các chủ đề (topic) mới được đăng trong khoảng 3 đến 10 ngày tính đến thời điểm hiện tại. Còn với những lời rao vặt cũ hơn, giá cả của nó nhiều khả năng không còn chính xác.
Tra cứu thông tin điện thoại
Sau
khi đã có được những thông tin cơ bản về giá bán của sản phẩm, bây giờ
bạn tới kiểm tra trực tiếp chiếc điện thoại muốn mua tại cửa hàng.
Cách
làm đơn giản nhất là xem số IMEI của máy. Để thực hiện cách này, bạn
nhấn phím *#06# để màn hình xuất hiện số IMEI của máy. Tiếp đó đem số
IMEI này so sánh với số IMEI phía sau thân máy xem có trùng khớp không.
Một lưu ý quan trọng là gần như tất cả những chiếc điện thoại “xách tay” (ở đây mang nghĩa là hàng “dựng” với chất lượng kém) được bán trên thị trường đều không trùng khớp thông tin giữa máy và hộp. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là IMEI sau lưng máy và IMEI hiện trên màn hình phải khớp nhau, với các máy chính hãng thì IMEI cũng phải trùng với IMEI in trên thẻ/giấy bảo hành và hộp.
Sau đó bạn tiếp tục vào trang http ://www.numberingplans .com/?page=analysis&sub=imeinr ,
nhập dãy số IMEI gồm 15 ký tự vào ô tra cứu và nhấn Enter hoặc nút
analyse. Website sẽ tự động trả về các thông số liên quan đến chiếc điện
thoại của bạn như tên máy, năm sản xuất, nguồn gốc xuất xứ… hãy sử dụng
các thông tin này để tiếp tục“đàm phán” với chủ cửa hàng nhằm hạ giá
bán của điện thoại.
Xác định tình trạng mới cũ từ bên ngoài
Đương
nhiên, ai cũng hiểu đi bán đồ cũ, yếu tố mới hay cũ hay đúng hơn là
hiện trạng sản phẩm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giá trị của nó. Thời gian
sử dụng và thời hạn bảo hành là hai yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm
nhất hiện nay. Tất nhiên một chiếc điện thoại cũ còn thời gian bảo hành
càng lâu thì giá bán sẽ lớn hơn nhiều so với những sản phẩm đã hết
“đát”.
Việc
tiếp theo cần xem xét là ngoại hình của máy. Máy được giữ cẩn thận
không có vết xước đương nhiên giá sẽ khác với một thiết bị đầy "thương
tích" trên thân (dù không ảnh hưởng gì đến hiệu năng sử dụng).
Một lưu ý bạn đọc là khi mua máy cũ, nên tránh mua những chiếc máy đã bị thay vỏ và bàn phím “lô” bởi chất lượng của những phụ kiện này hiện khá tệ, dễ gây tình trạng vỏ bị ọp ẹp hoặc kẹt phím.
Hơn
nữa một chiếc điện thoại chưa phải sửa chữa hoặc bảo hành sẽ có giá cao
hơn nhiều so với một sản phẩm không còn “zin”. Để xác định được thông
số kỹ thuật này bạn đọc cần chú ý đến tem bảo hành, tình trạng ốc vít
trên thân máy, đặc điểm màn hình điện thoại ….
Định giá dựa vào chức năng của điện thoại
Như
bao sản phẩm khác, điện thoại cũng có những thông số đặc trưng mà rất
nhiều người quan tâm. Đương nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới giá của
điện thoại nên là một trong những yếu tố bạn cần cân nhắc.
Hai thông số nhiều người quan tâm khi mua điện thoại (đặc biệt là điện thoại giá thấp) là thời lượng pin và sóng. Yếu tố này ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng, nó còn được coi là thước đo đánh giá khá chính xác độ mới cũ sản phẩm. Với những điện thoại thông minh, bạn nên tiến hành kiểm tra thêm các chức năng chụp ảnh, quay phim, Bluetooth, GPS, kết nối với máy tính,… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng thông báo cho bạn phần nào tình trạng của chiếc điện thoại bạn định mua. Mặt khác, nhiều người thường quên kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như ngõ cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối,… Đã có khá nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.
Các phụ kiện và hộp
Một sự thật rằng dù không mấy ảnh hưởng nhưng đồ full box (đầy đủ hộp) và đồ no box (không hộp) có giá chênh lệch nhau rất nhiều. Rõ ràng, full box luôn đem lại cảm giác tin tưởng (về nguồn gốc xuất xứ) hơn hẳn so với các sản phẩm "mất box". Phụ kiện chính hãng cũng sẽ làm cho điện thoại của bạn có giá cao lên rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm cao cấp như iPhone. Ai cũng biết là phụ kiện chính hãng Apple đắt thế nào và đương nhiên, một sản phẩm có phụ kiện "zin" có giá cao hơn rất nhiều khi không có.
theo: Lương Đàm (baomoi)
|
0 comments:
Post a Comment